Lá cây khôi nhung từ lâu đã được biết đến là một loại cây thuốc với công dụng chữa đau dạ dày rất hữu hiệu giúp giảm axit và tiêu diệt vi khuẩn HP.
Lá khôi tía hay còn được gọi là cây khôi nhung, độc lực. Nó là một loại cây ưa bóng, thường mọc sâu trong rừng rậm. Khôi nhung là cây thân mềm, mọc thẳng, nếu quang hợp đủ chúng có thể cao tới đầu người. Lá khôi dài, mặt trên có màu xanh, mặt dưới màu tím có lông nhỏ mịn.
Lá khôi có mấy loại?
Có 2 loại cây khôi khác nhau đó là cây khôi tía và cây khôi trắng:
– Cây khôi tía: giống như những gì mà caythuoc.vn đã chia sẻ phía trên.
– Cây khôi trắng: cả hai mặt lá đều là màu xanh, mặt dưới không có màu tím và lá không có lông mịn.
Trong dân gian, cả 2 loại cây này đều có thể làm thuốc chữa bệnh dạ dày. Tuy nhiên, lá khôi tía thường được dân gian sử dụng nhiều hơn bởi vì nó chứa các dược chất nhiều hơn so với cây khôi trắng.
Lá khôi chuyên dùng cho người đau dạ dày
Khu vực phân bố cây khôi tía
Ở nước ta, cây khôi tía mọc tự nhiên ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Thanh Hóa, Lào Cai, Yên Bái. Do nhu cầu sử dụng lá khôi tía làm thuốc điều trị dạ dày ngày càng tăng. Chính vì thế mà, các hộ gia đình hiện nay đã nhân giống và trồng cây thảo dược này để làm thuốc
Bộ phận được dùng làm thuốc chủ yếu ở thảo dược này đó chính là lá. Bởi vì trong lá có chứa nhiều chất tanin, glucoside có tác dụng làm giảm độ acid trong dạ dày.
Cách chế biến lá khôi thành thuốc chữa bệnh
- Sau khi hái về, rửa sạch, cắt ra từng khúc
- Sau đó phơi khô, cho vào túi nilon để bảo quản và sử dụng dần
Tác dụng của lá khôi tía
Trong lá khôi tía có chứa tanin và glucoside có tác dụng giúp chống viêm, làm se vết loét, làm liền sẹo và làm giảm sự gia tăng axit dạ dày. Chính những cơ chế này mà lá khôi đặc trị hiệu quả các triệu chứng như:
- Lá khôi tía ức chế vi khuẩn HP, giảm dịch vị acid dẫn đến điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng rất hiệu quả
- Lá khôi tía giúp giảm đau, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, ngủ sâu giấc
- Lá khôi tía có tác dụng giúp điều trị các triệu chứng đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau vùng thượng vị
- Lá khôi có tác dụng giúp kích thích lên da non và làm lành dạ dày, tá tràng nhanh chóng giúp người bệnh có cảm giác dễ chịu và nhẹ bụng hơn.
- Đặc biệt khi kết hợp lá khôi cùng với các dược liệu như nghệ vàng, ô tặc cốt, hồi đầu thảo, phục linh, ý dĩ, sa nhân, cam thảo,… sẽ có tác dụng điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng cấp tính và mạn tính hiệu quả hơn, tăng cường chức năng cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, thảo dược còn có một số tác dụng quan trọng khác.
Lá khôi tía có tác dụng giúp chữa đau dạ dày
- Chuẩn bị các nguyên liệu sau: 80 gram thảo dược, 40g lá bồ công anh, 12 gram lá khổ sâm, 10 gram cam thảo. Đem tất các vị thuốc trên thái nhỏ, rồi đun sôi với 400ml nước đến khi cạn còn 100ml nước thì chia ra sử dụng 2 lần trong ngày.
- Hoặc có thể dùng thang thuốc 25 gram lá khôi, 20 gram mẫu lệ, 20 gram thảo quyết minh, 15 gram ô tặc cốt. Các vị thuốc mang đi sao vàng hạ thổ rồi tán thành bột mịn. Mỗi ngày dùng từ 3 đến 4 lần, mỗi lần sử dụng 1 thìa cafe.
Tác dụng của lá khôi tía giúp chữa viêm loét dạ dày
- Sử dụng các vị thuốc: 20 gram lá khôi, 20 gram lá bồ công anh, 16 gram khổ sâm, 16 gram cam thảo nam, 8 gram uất kim, 8 gram hương phụ, 8 gram hậu phác. Đem thang thuốc này mỗi ngày sắc uống 1 thang.
- Ngoài ra có thể dùng 12 gram lá khổ sâm, 12 gram nhân trần, 12 gram lá bồ công anh, 10 gram chút chít, 10 gram lá khôi. Đem tất cả tán thành bột mịn, mỗi lần sử dụng pha 30 gram với nước ấm.
Dùng lá khôi chữa dạ dày là bài thuốc phổ biến trong dân gian. Nó là vị thuốc rẻ tiền, dễ kiếm nhưng mang lại hiệu quả rất đáng kinh ngạc trong việc chữa các bệnh lý liên quan đến dạ dày.
Tác dụng của lá khôi tía chữa dị ứng, nổi mề đay, mẩn ngứa
Sử dụng lá khôi và tầm phóng mỗi thứ 100 gram, sắc 2 nguyên liệu và uống, đồng thời nấu nước lá thảo dược tắm mỗi ngày giúp hiệu quả mang lại cao hơn. Đơn giản hơn có thể dùng 10 gram lá khôi tía băm thật nhỏ và sắc với 400ml nước cạn còn 100ml nước thì chia ra sử dụng 2 lần trong ngày.
Bên cạnh đó có thể dùng lá thảo dược, lá mã đề, ké đầu ngựa, kim ngân hoa mỗi vị 12 gram cùng với 25 gram đơn đỏ. Đem tất cả các vị thuốc này đun sôi với nước và uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Lá khôi tía có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị bệnh về khớp
Chuẩn bị các nguyên liệu của thang thuốc sau: 16 gram ké đầu ngựa, 16 gram rễ gối hạc, 12 gram lá bạc thau, 12 gram lá khôi, 12 gram lá đơn mặt trời, 8 gram lá thông.
Đem thang thuốc này đi sắc với 600ml nước đến khi cạn còn 200ml nước, chia thành 3 lần uống hết trong ngày. Dùng trước khi đi ăn và trước khi đi ngủ. Thực hiện liệu trình liên tục 10 ngày, từ 3 đến 5 liệu trình, bệnh tình sẽ khỏi hẳn ngay.
Công dụng của lá khôi tía điều trị viêm phế quản, viêm họng
Dùng bột nếp, mật ong rừng nguyên chất lượng vừa đủ cùng với 100 gram lá khôi tía. Băm nhỏ thảo dược và nấu sôi với 1 lít nước, rồi bỏ bã tiếp tục đun cho nước sền sệt, rồi pha mật ong với bột nếp làm thành 20 viên, ngày ngậm 2 viên, liên tục từ 3 đến 4 ngày.
Cây khôi nhung
Cách sử dụng lá khôi tía
- Lấy khoảng 50 – 70gram lá khôi tía khô, rửa qua bằng nước sạch
- Đun sôi với 1 lít nước, sắc cạn còn 500ml rồi sử dụng làm thức uống hằng ngày
Ngoài ra, lá khôi tía còn kết hợp với một số loại thảo dược khác làm tăng tính năng điều trị bệnh. Cụ thể:
- Lá khôi tía: 50g
- Lá bồ công anh: 30g
- Lá khổ sâm: 10g
- Lá cam thảo: 15g
- Đun sôi với 1,5 lít nước, sau 15 phút là có thể sử dụng, uống 2 – 3 lần trước bữa ăn
Lá khôi tía chữa bệnh gì?
Trong Đông y, lá khôi tía là loại thảo dược được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa dạ dày.
Lá khôi tía chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, bụng đầy chướng, ợ hơi, ợ chua
Có thể điều trị bệnh theo 2 bài thuốc dưới đây:
Bài thuốc số 1: Dùng Lá khôi tía 10g, Bồ công anh, Nhân trần, Lá khổ sâm, mỗi loại dùng 12g. Đem tất cả nguyên liệu tán thành bột. Mỗi ngày dùng 3g uống với nước sôi để nguội.
Bài thuốc số 2: Dùng Lá khôi 20g, Khổ sâm 16g, Hậu phác 8g, Cam thảo 16g, Bồ công anh 20g, Hương phụ 8g, Uất kim 8g. Sắc uống mỗi ngày /thang.
Lá khôi tía chữa đau dạ dày, đau vùng thượng vị, đói no cũng đau
Chuẩn bị Lá khôi 25g, Mẫu lệ 20g, Ô tặc cốt 15g, Thảo quyết minh 20g. Đem tất cả các vị thảo dược này sao vàng hạ thổ, tán bột mịn, ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê.
Bên cạnh việc sắc thuốc uống mỗi ngày thì người bệnh cần đảm bảo nguyên tắc chung trong ăn uống là phải ăn đúng bữa và nhai kỹ các loại thức ăn, ăn các món ăn giàu dinh dướng, dễ tiêu hóa như cơm nếp, sữa ít béo, các loại rau củ có màu xanh đậm, màu đỏ, màu cam,… Đặc biệt phải uống nhiều nước và tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
Đối tượng sử dụng lá khôi tía
- Bệnh nhân viêm loét dạ dày, hành tá tràng.
- Người tiêu hóa kém, ăn không ngon, ngủ không sâu giấc.
- Người mắc các chứng đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau vùng thượng vị.
Một số lưu ý khi sử dụng lá khôi tía điều trị bệnh
Khi sử dụng thảo dược chữa bệnh, thì nên lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị bệnh:
- Các bài thuốc thường được áp dụng với các bệnh nhân vừa mắc bệnh hoặc bệnh tình nhẹ, đối với những trường hợp bệnh vừa hoặc mãn tính thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để điều trị hiệu quả hơn.
- Khi sử dụng phải kiên trì, đều đặn và liên tục, không nên ngắt quãng sẽ làm mất đi tác dụng vốn có của nó và gây ra tốn nhiều thời gian công sức.
- Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… và kể cả đồ uống có gas, nhiều dầu mỡ, các đồ cay nóng gây hại đến hệ tiêu hóa.
- Ăn đúng số bữa, mỗi bữa ăn no vừa phải nên ăn vào lúc trước khi ngủ 1 tiếng.
- Sử dụng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin, protein, chất đạm từ thịt, rau, quả, cá, trái cây,…
- Nếu đang thừa cân thì nên giảm ngay bởi vì béo phì rất dễ gây ra bệnh trào dược dạ dày thực quản.
- Sau mỗi bữa ăn, hoạt động cách nhẹ nhàng để mau tiêu hóa.
- Kê cao gối từ 15 đến 20cm khi ngủ.
Ý kiến của bạn