Những con số báo động về tỷ lệ đau dạ dày ở Việt Nam: 70% dân số. Và con số này chưa có dấu hiệu dừng lại mà đang gia tăng một cách chóng mặt. Bài viết dưới đây sẽ thống kê lại toàn bộ các con số về căn bệnh đau dạ dày này, chắc chắn sẽ khiến bạn giật mình…
1. Thế nào là đau dạ dày
Đau dạ dày là hiện tượng dạ dày bị tổn thương, chủ yếu là bị trợt niêm mạc và viêm loét, gây ra nhiều đau đớn. Thông thường, họ sẽ cảm thấy đau đớn mỗi khi ăn no hoặc để bụng quá đói. Lúc này, hệ tiêu hóa cũng sẽ bị mất cân bằng, quá trình hấp thụ dinh dưỡng ảnh hưởng, cơ thể người bệnh bắt đầu có triệu chứng suy nhược, căng thẳng và mệt mỏi kéo dài.
2. Tỷ lệ đau dạ dày ở Việt Nam
Nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày ở Việt Nam đang gia tăng một cách chóng mặt. Hiện tại tỷ lệ đau dạ dày trên thế giới ước tính có tới 5-10% dân số toàn thế giới mắc bệnh dạ dày, còn ở Việt Nam là khoảng 7%.
2.1 Thống kê tỷ lệ đau dạ dày ở Việt Nam
Nhóm bệnh đau dạ dày | Tỷ lệ |
Đau dạ dày nói chung | Khoảng 70% |
Viêm dạ dày mạn tính | Khoảng 31% – 65% |
Viêm loét dạ dày tá tràng | Khoảng 11% – 15% |
Ung thư dạ dày | Khoảng 20% – 25% thuộc độ tuổi dưới 40 |
Cụ thể:
• Tỷ lệ đau dạ dày ở Việt Nam nói chung: Theo các số liệu thống kê, có tới 70% dân số có nguy cơ mắc phải các bệnh liên quan tới dạ dày ở Việt Nam. Theo ước tính tỷ lệ bị bệnh dạ dày ở các nước phát triển khoảng 10% tăng khoảng 0,2 % hàng năm
• Tỷ lệ mắc bệnh viêm dạ dày mạn tính: Trong số các bệnh nhân làm xét nghiệm nội soi, có khoảng 31% – 65% bị viêm dạ dày mạn tính. Xét riêng về nhóm đối tượng này, có tới 95% trường hợp bị viêm dạ dày mạn tính do vi khuẩn HP và 5% còn lại là do các nguyên nhân khác. Lứa tuổi mắc bệnh viêm dạ dày nhiều nhất là 40 đến 49 tuổi.
• Tỷ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng: Tỷ lệ đau dạ dày ở Việt Nam có nguy cơ tới 70% dân số thì có tới khoảng 26% dân số đang mắc phải bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Trong đó, nguy cơ mắc viêm loét dạ dày ở nam giới cao gấp 4 lần so với nữ giới và thường là các đối tượng người cao tuổi hoặc trung niên mắc bệnh
• Tỷ lệ ung thư dạ dày: Tỷ lệ ung thư dạ dày ở người trẻ cũng tăng lên đáng kể. Có khoảng 20% cho tới 25% số ca ung thư dạ dày thuộc về những người có độ tuổi dưới 40. Hiện nay, Việt Nam đang xếp thứ 18/20 nước có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày cao nhất thế giới. Trong đó 10% ung thư dạ dày do di truyền khi người thân trong gia đình mắc bệnh.
2.2 Tỷ lệ dương tính của vi khuẩn H.PYLORI trong các bệnh dạ dày
Nhóm bệnh dạ dày | Tỷ lệ người mắc bệnh dạ dày có HP dương tính |
Loét dạ dày | Khoảng 70% |
Viêm dạ dày | Khoảng 90% |
Loét hành tá tràng | >90% |
Ung thư dạ dày | Khoảng 90% |
3. Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh đau dạ dày
Việc tìm ra nguyên nhân để từ đó có cách điều trị phù hợp và phòng ngừa bệnh để tránh những rủi ro không cần thiết. Cụ thể:
Theo các bác sĩ thì bệnh đau dạ dày có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau:
• Do vi khuẩn HP: Đây là loại vi khuẩn sinh sống và phát triển tại lớp niêm mạc dạ dày của người. Chúng tiết ra độc tố làm cho niêm mạc bị mất khả năng chống lại acid. Khuẩn HP còn có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác như chảy máu dạ dày, ung thư dạ dày….
• Thường xuyên dùng thuốc giảm đau và kháng viêm: Các loại thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm khi sử dụng lâu dài sẽ gây ức chế lên các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày, khiến cho dạ dày bị đau và xuất hiện hiện tượng viêm loét.
• Do quá trình ăn uống và sinh hoạt không khoa học: Việc ăn uống trái bữa, ăn uống không điều độ, để bụng quá đói hoặc ăn quá nhiều, sử dụng nhiều chất kích thích như bia rượu, thuốc lá… sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động co bóp của dạ dày. Lúc này, dịch vị dạ dày tăng tiết, lớp bảo vệ cho niêm mạc bị bào mòn dần, dẫn tới hậu quả là chứng viêm loét dạ dày – tá tràng.
• Do stress: Người bệnh thường xuyên phải chịu đựng những cơn stress, cảm giác muộn phiền, tức giận, lo lắng…. sẽ làm cho dạ dày tiết ra nhiều dịch vị hơn. Lượng dịch vị dư thừa sẽ quay sang tấn công lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày.
• Nguyên nhân khác: như tự miễn hoặc viêm loét dạ dày do hóa chất, vv….
Để phòng ngừa chứng bệnh này thì bạn có thể thực hiện theo các cách sau:
• Hạn chế sử dụng chất kích thích. Cụ thể thì người bệnh nên bỏ thuốc lá, không uống nhiều hơn 2 ly đồ uống có cồn mỗi ngày.
• Hạn chế sử dụng các loại thuốc như Aspirin, Naproxen (NSAID), Ibuprofen… Nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng.
• Nên tập thói quen rửa tay bằng xà phòng để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng.
• Tập thói quen ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi, hạn chế các món ăn sống, thức ăn được nấu nướng trong điều kiện vệ sinh không tốt.
• Vận động cơ thể đều đặn mỗi ngày để góp phần tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh chống chọi lại được với nhiều loại virus hơn
• Duy trì lối sống lành mạnh, tăng cường các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe tiêu hóa như rau xanh và trái cây, ngũ cốc nguyên hạt… Bạn cũng có thể chọn lựa những môn thể thao vận động nhẹ nhàng để rèn luyện hằng ngày. Ngoài ra, bạn cũng nên điều chỉnh lại chế độ làm việc, dành thời gian để nghỉ ngơi, giảm thiểu áp lực, tránh thức khuya dậy sớm khiến dạ dày bị thương tổn.
Hy vọng với tỷ lệ đau dạ dày ở Việt Nam được thống kê trong bài giúp các bạn phần nào thấy được mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này từ đó có cách phòng ngừa để luôn đảm bảo cho hệ tiêu hóa cân bằng và khỏe mạnh. Chúc các bạn thật nhiều sức khoẻ!
Ý kiến của bạn