Chè dây (Ampelopsis cantoniensis) được khoa học chứng minh có các công dung như tác dụng của chè dây trong điều trị loét dạ dày – hành tá tràng, làm liền sẹo ổ loét dạ dày rất hiệu quả và giảm viêm dạ dày mà không có tác dụng phụ và giảm đau, giảm axit dịch vị và diệt vi khuẩn HP
-
Nghiên cứu của Phó giáo sư, Tiến sỹ Vũ Nam – Phó giám đốc bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương:
- Năm 1996, bác sĩ Vũ Nam đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ, với công trình: “Nghiên cứu tác dụng của chè dây trong điều trị loét dạ dày – hành tá tràng trên lâm sàng, nội soi và giải phẫu bệnh”.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Chè dây cắt cơn đau thượng vị nhanh. Trung bình, chỉ sau 89 ngày, hơn 90% bệnh nhân hết đau, thèm ăn và có cảm giác ngon miệng, người dễ chịu, ngủ ngon hơn. Các bệnh nhân nghiên cứu được nội soi trước và sau điều trị, kết quả sau khi dùng chè dây cho thấy, có tới gần 80% bệnh nhân liền sẹo. Như vậy, chè dây có tác dụng làm liền sẹo ổ loét dạ dày rất cao.
- Chè dây làm sạch Helicobarter Pylori và giảm viêm niêm mạc dạ dày. Mức độ viêm dạ dày của bệnh nhân trước và sau điều trị bằng chè dây giảm xuống rõ rệt, đa số hết viêm hoặc chỉ còn viêm dạ dày mức độ nhẹ. Tác dụng giảm viêm dạ dày của chè dây không có ở một số các loại tân dược khác.
- Chè dây không gây tác dụng phụ, không gây ngộ độc cấp tính, đặc biệt không gây ảnh hưởng tới sự sinh sản và di truyền cũng như các chỉ tiêu hóa sinh và huyết học khi dùng chè trong thời gian dài.
-
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ về Chè Dây của Phó Giáo Sư Phạm Thanh Kỳ
- Năm 1990 – 1995 GS. Phạm Thanh Kỳ đã đề nghị Bộ Y tế cho phép thực hiện công trình nghiên cứu cấp Bộ về cây chè dây (). Nhóm nghiên cứu đã xác định thành phần hóa học chính trong cây chè dây là flavonoid có tác dụng chống viêm, giảm đau, giảm axit dịch vị, làm liền vết loét và có tác dụng diệt xoắn khuẩn Helicobacter pylori gây ra bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng.
-
Nghiên cứu về chè dây của TS Vũ Hương Thủy
- Luận án thạc sĩ y học của Nguyễn Thị Tuyết Lan đưa ra những kết luận về tác dụng rất tốt trong điều trị loét dạ dày hành tá tràng có nhiễm HP trong đề tài: “Nghiên cứu phân lập, tinh chế Myricetin và Dihydromyricetin từ lá cây chè dây làm chất chuẩn”
Ý kiến của bạn