Trào ngược dạ dày – hiểu đúng trị đúng

745 views

Theo thống kê, có đến 7 triệu người trào ngược dạ dày mỗi năm. Tuy nhiên, bệnh thường diễn biến âm thầm kèm theo sự chủ quan của người bệnh nên hầu hết chỉ điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn trung bình và nặng. Khi đó, điều trị bệnh gặp rất nhiều khó khăn, nguy cơ biến chứng và khả năng tái phát bệnh rất cao.
Vậy làm sao phát hiện sớm và điều trị thế nào cho hiệu quả nhất từ giai đoạn đầu tiên? Bài viết này sẽ trả lời cho bạn.

1. Trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày là một bệnh lý đường tiêu hoá với nguyên nhân chính là do rối loạn hoạt động của các cơ vòng thực quản dưới, vùng cơ giữa thực quản và dạ dày.
Với trạng thái sức khoẻ bình thường, sau khi được nhai, nghiền ở khoang miệng, thức ăn sẽ được vận chuyển một chiều từ thực quản xuống dạ dày. Trong thời gian đó, cơ vòng thực quản sẽ đóng vai trò như chiếc “cửa” chỉ mở ra cho thức ăn xuống dạ dày và đóng lại giúp dịch vị và phần đang tiêu hoá không đi ngược lên thực quản.
Nhưng vì một lý do nào đó, cơ vòng đóng mở bất thường khiến cho dịch vị và thức ăn trào lên phần thực quản gây ra bệnh trào ngược dạ dày.

2. Triệu chứng trào ngược tiêu biểu nhất?

Tuy bệnh thường diễn ra âm thầm, nhưng có một số biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày điển hình mà người bệnh sẽ dễ dàng nhận biết, cụ thể như sau:
• Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua
Đây là một trong những dấu hiệu mà bạn sẽ rất dễ nhận biết nếu đang mắc trào ngược dạ dày. Nếu ợ nóng thường là cảm giác nóng rát từ ngực, xương ức rồi lan dần sang đến cổ thì ợ chua đặc trưng vô cùng bởi bạn sẽ cảm thấy chua miệng, ghê cổ và đôi khi kèm theo đắng miệng . Chúng thường xuyên xuất hiện vào buổi sáng, đặc biệt là trước khi ăn.
Nguyên nhân chính là do khi cơ vòng thực quản mở tự do, hơi acid với nồng độ cao cùng dịch vị trào lên thực quản, theo hơi thở lên khoang miệng gây ra những triệu chứng trên.
Với ợ chua, ợ nóng do sinh lý, thường chỉ xuất hiện 1-2 lần trong 1-3 ngày. Nếu lặp lại nhiều lần hơn bạn hãy nghĩ ngay tới bệnh trào ngược dạ dày.
• Buồn nôn, nôn
Cảm giác nôn, buồn nôn sẽ thường xuyên xuất hiện đặc biệt là vào buổi sáng, hoặc sau khi ăn no. Nôn khan hoặc kèm theo dịch vị và thức ăn đang tiêu hoá.
Nguyên nhân chính của triệu chứng này là do lượng acid dạ dày trào ngược lên phần thực quản, kích thích mạnh lên niêm mạc gây ra phản xạ nôn.
• Tức ngực
Đây là biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày được đánh giá là thường gặp nhất của bệnh. Có đến 80% người mắc trào ngược dạ dày có dấu hiệu này. Tức ngực khi trào ngược rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tim mạch. Với trào ngược dạ dày, cơn đau sẽ xuất hiện cùng với cảm giác nhói từ lồng ngực xuyên về phía sau, tăng lên nhiều khi gập người và ăn no, giảm khi ở trạng thái đứng.
Lý do là khi dịch vị đi ngược lên phần thực quản, kích thích lên các dây thần kinh.
• Khó nuốt:
Trào ngược dạ dày diễn ra thường xuyên gây ra bỏng rát niêm mạc, viêm tấy và sưng đỏ, phù nề. Đường tiêu hoá lúc này không còn được thông suốt, do vậy bệnh nhânn sẽ có cảm giác khó nuốt, nghẹn ứ ở cổ.
• Viêm đường hô hấp
Hơi acid đi theo đường thở, làm tổn thương niêm mạc, lâu dần sẽ dẫn tới viêm đường hô hấp như: viêm họng mạn, viêm thanh quản, viêm xoang,… với những cơn đau họng, khản giọng kéo dài. Nhiều bệnh nhân gặp triệu chứng này thường không nghĩ đến trào ngược mà điều trị bằng các thuốc thông thường làm cho bệnh diễn biến kéo dài, thậm chí có thể gây ra xuất huyết thực quản.
Khi gặp một trong những triệu chứng trên, bạn hãy nghĩ ngay tới trào ngược và nên đi khám tại các bệnh viện, phòng khám lớn để được chẩn đoán chính xác nhất. Và sau đó tuân thủ các phương pháp điều trị, giúp bệnh mau thuyên giảm.

3. Các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày tại nhà

Điều trị bệnh trào ngược tại nhà có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là với tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ, trung bình. Phương pháp này vừa an toàn, rẻ tiền, dễ thực hiện lại có hiệu quả cải thiện dứt điểm tình trạng bệnh. Bạn có thể áp dụng ngay các cách sau:

Cách 1: Thay đổi tư thế nằm

Tư thế ngủ đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, đặc biệt là với người bị trào ngược. Nếu ngủ sai cách sẽ kiến cho tình trạng bệnh trào ngược dạ dày nặng nề hơn.
Theo các chuyên gia, người bệnh nên kê cao đầu giường từ 10-15 cm đồng thời nằm nghiêng về bên trái khi ngủ. Bởi khi đó, cuống họng sẽ ở vị trí thấp hơn dạ dày. Nếu cơ vòng thực quản có đóng mở bất thường cũng sẽ không ảnh hưởng quá nhiều, và triệu chứng khó chịu của bệnh trào ngược cũng ít xuất hiện hơn.

Cách 2: Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng

Theo Đông y, gừng là dược liệu có vị cay, tính ấm, có khả năng chống viêm, chống oxy hoá mạnh mẽ như: tecpen, oleoresin nên có tác dụng kháng khuẩn, lành vết viêm loét, giảm đau, ấm tỳ vị rất hiệu quả. Một tách trà gừng vào mỗi buổi sáng sẽ giúp bạn đẩy lùi ợ hơi, ợ chua, giảm nóng rát thượng vị.
Công thức làm trà gừng:
• Vài lát gừng tươi nghiền nát lấy nước cốt
• Pha nước cốt với khoảng 200ml nước ấm
• Có thể thêm đường hoặc mật ong để trà thêm thơm ngon
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng gừng như một gia vị thêm vào bữa cơm hàng ngày, vừa làm tăng hương vị cho món ăn, vừa tốt bệnh trào ngược dạ dày.
Lưu ý: Do gừng có tính cay nóng mạnh, nên hạn chế sử dụng với phụ nữ có thai, người tim mạch, tiểu đường hay cơ địa nóng trong. Nếu bạn đang có dấu hiệu xuất huyết như: ho ra máu, rong kinh, trĩ, .. cũng không nên dùng gừng tươi để trị bệnh.

Cách 3: Chữa trào ngược dạ dày bằng trà hoa cúc

Nhờ thành phần là các chất chống oxy hoá cao, trà hoa cúc có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giúp giảm hiệu quả ợ hơi, ợ chua, thúc đẩy tiêu hoá trong trào ngược dạ dày.
Pha trà hoa cúc cực đơn giản bằng cách:
• Phơi khô hoa cúc, hoặc dùng trà hoa khô đóng gói sẵn
• Hãm trong bình nước sôi từ 15-20 phút
• Để nguội, dùng khi còn ấm như một thức uống thông thường. Sử dụng đều đặn mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn sẽ cảm nhận rõ hiệu quả đến bất ngờ chỉ sau 1 tháng sử dụng.

Cách 4: Thay đổi lối sống

Là một bệnh lý đường tiêu hoá, nên việc thay đổi một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh sẽ có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình cải thiện bệnh. Bạn nên chú ý:
• Ăn uống điều độ, tuyệt đối không bỏ bữa.
• Không nên ăn quá no
• Nghỉ ngơi ít nhất 30 phút sau khi ăn để có thời gian cho dạ dày làm việc tốt nhất
• Hạn chế ăn những món nhiều dầu mỡ, khó tiêu, kích ứng dạ dày. Ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu hoá như súp, rau củ quả,..
• Tránh xa rượu bia, nước có ga và chất kích thích
• Cân bằng công việc và nghỉ ngơi. Giảm căng thẳng, stress trong cuộc sống.
• Tập thể thao phù hợp với bản thân, vừa tăng cường sức khoẻ chung lại giúp tinh thần tư giãn, thoải mái.
Bạn hãy thường xuyên nhắc nhở bản thân và tuân thủ một lối sống khoa học để bệnh dạ dày được điều trị nhanh nhất.

4. Chữa trào ngược dạ dày bằng Đông y

Cùng với sự phát triển của Tây y, Đông y cũng ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong điều trị bệnh, đặc biệt là các bệnh mạn tính. Với bệnh dạ dày nói chung và trào ngược dạ dày nói riêng, Đông y thể hiện ưu điểm hơn hẳn bởi:
• Các bài thuốc Đông y được xây dựng từ lâu đời, chọn lọc tùng vị dược liệu để tạo nên một công thức tối ưu nhất
• Không những trị triệu chứng mà còn tập trung vào giải quyết căn nguyên, bồi bổ cơ thể nên phát huy tác dụng lâu dài.
• An toàn, đáp ứng tốt, ít tác dụng phụ

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận mặc định

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn