Đau dạ dày và những điều bạn nên biết ngay hôm nay

457 views

Bệnh lý đau dạ dày ngày càng trở nên phổ biến. Ở mức độ nhẹ không gây nguy hiểm nhiều đến tình trạng sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên về lâu dài các cơn đau dai dẳng, âm ỉ càng khiến cho người khác khó chịu và dẫn tới nhiều biến chứng. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị đau dạ dày là gì? Hiện tượng đau dạ dày có nguy hiểm không?

đau dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân nhưng nếu ko được chữa trị triệt để dễ bị tái đi tái lại

1. Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày hay đau bao tử (trong tiếng anh là stomach aches) là tình trạng dạ dày bị tổn thương gây ra cơn đau bụng vùng thượng vị. Người bị đau dạ dày sẽ thường cảm thấy đau âm ỉ, không liên tục, khó chịu. Cơn đau sẽ xuất hiện khi người bệnh ăn quá no hoặc quá đói, hoặc khi làm việc căng thẳng,…
Đau dạ dày được chia làm 2 giai đoạn: cấp tính và mãn tính. Ở giai đoạtn cấp tính, triệu chứng của bệnh có xu hướng tiến triển nhanh chóng. Nếu không điều trị kịp thời có thể tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm, gây nên mãn tính.

2. Vị trí đau dạ dày ở đâu?

Đau dạ dày ở vị trí nào phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng của từng bệnh nhân. Người bệnh có thể đau tại vùng thượng vị, vùng bụng giữa và dạ dày phía trên bên trái.

2.1 Đau vùng thượng vị

Vùng thượng vị là vùng bụng ở phía trên rốn và dưới xương sườn. Người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau âm ỉ, khó chịu kèm theo triệu chứng đầy bụng, ợ hơi, nóng rát, chán ăn và giảm cân đột ngột.

2.2 Đau dạ dày phía trên bên trái

Các cơn đau thường xuất hiện ở vùng thượng vị, sau đó lan rộng ra hai bên và khu vực sau lưng. Người bệnh cảm thấy đau nhiều ở vùng bụng phía trên bên trái kèm theo tình trạng nóng ruột và xót bụng.

2.3 Đau vùng bụng giữa

Đây là vị trí đau dạ dày khá phổ biến. Cơn đau sẽ bắt đầu từng vùng quanh rốn rồi dần lan rộng ra vùng bụng bên phải. Tuy nhiên, vùng bụng giữa là nơi tập trung các cơ quan tiêu hóa quan trọng trong cơ thể người. Bệnh dạ dày thường dễ nhầm lẫn các bệnh lý khác như: viêm tụy, viêm ruột thừa… Vì vậy, khi thấy xuất hiện cơn đau tại vị trí này, bạn cần đi khám chuyên khoa để xác định nguyên nhân gây bệnh.

3. Các triệu chứng đau dạ dày

Dấu hiệu đau dạ dày được biểu hiện như thế nào? Đau bao tử có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết khác nhau. Tuy nhiên, nhiều người bệnh chủ quan, khiến bệnh tiến triển nặng rồi mới được phát hiện và điều trị. Cùng tìm hiểu các triệu chứng đau dạ dày dưới đây:

3.1. Cảm giác đầy bụng

Cảm giác đầy bụng là triệu chứng của đau dạ dày phổ biến ở mức độ nhẹ. Người bệnh sẽ cảm giác đầy hơi, chướng bụng khó chịu trong khi ăn và sau khi ăn.

3.2. Bụng cồn cào

Niêm mạc dạ dày bị tổn thương, nồng độ axit tăng cao, kích ứng dạ dày và tạo cho người bệnh cảm giác cồn cào.

3.3. Suy nhược cơ thể, chán ăn

Tình trạng cơ thể suy nhược, chán ăn là biểu hiện đau dạ dày trong một khoảng thời gian dài. Dạ dày bị tổn thương thời gian dài dần dần sẽ không thể hoạt động bình thường được nữa, khả năng co bóp và tiêu hóa thức ăn kém đi. Tiêu hóa kém dẫn tới tình trạng chán ăn, hấp thu kém và làm cơ thể bị suy nhược.

3.4. Đau thượng vị

Đau thượng vị là cơn đau ở vùng trên rốn. Tần suất và mức độ của các cơn đau thượng vị ở người bệnh khá thất thường và sẽ càng ngày càng tăng khi tổn thương trong dạ dày nghiêm trọng hơn. Những cơn đau thượng vị có thể trở nên dữ dội và sinh hơi nóng lan đến cổ họng.

3.5. Nôn buồn nôn, ợ chua, ợ hơi

Cách nhận biết đau bao tử khác là buồn nôn, ợ chua thường rất phổ biến ở người bị đau dạ dày. Khi gặp phải triệu chứng này, người bệnh cần phải hết sức lưu ý và cần xử lý sớm. Tránh trường hợp để bệnh kéo dài, gây rách niêm mạc thanh quản, mất nước và tụt huyết áp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe…

3.6. Đi tiêu ra phân đen, nôn ra máu

Hiện tượng đi tiêu ra phân đen, nôn ra máu là hiện tượng rất nguy hiểm ở người bị đau dạ dày, có thể khiến người bệnh tử vong. Hiện tượng này xảy ra khi tổn thương ở dạ dày quá lớn, lan đến vùng có mạch máu, làm máu thoát khỏi thành dạ dày và chảy vào ống tiêu hóa. Vậy nên khi gặp dấu hiệu đau bao tử này, bạn cần đến bác sĩ thăm khám để có chẩn đoán và cách điều trị kịp thời.

3.7. Sụt cân đột ngột

Dạ dày bị tổn thương làm cho khả năng tiêu hóa giảm đi, người bệnh không thể hấp thụ đủ chất dinh dưỡng cần thiết, dẫn tới việc sụt cân. Tình trạng mất máu dạ dày cũng làm cho sức khỏe của người bệnh suy giảm, cơ thể bị thiếu máu, suy nhược. Đây có thể coi là triệu chứng đau bao tử rõ nhất ở bệnh nhân.

4. Nguyên nhân đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày kéo dài và thường xuyên hình thành do sự ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Dưới đây là 5 nguyên nhân gây ra đau dạ dày mà bạn nên biết để phòng tránh:

4.1 Vi khuẩn HP

80% số bệnh nhân đau, viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP hay Helicobacter pylori gây nên. Trong dạ dày người, vi khuẩn HP sống ở lớp nhầy bao phủ vùng niêm mạc, phá hủy lớp nhầy này và khiến thành dạ dày bị dịch vị ăn mòn. Sau một thời gian nó sẽ gây tổn thương cho thành dạ dày, dẫn đến tình trạng loét, teo và bắt đầu căn bệnh.

4.2. Lạm dụng thuốc tây

Uống thuốc không đúng cách, không đủ nước, lạm dụng thuốc… có thể là nguyên nhân gây tổn thương dạ dày. Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có tác dụng phụ, ảnh hưởng tới sự tiết axit ở dạ dày, khiến bệnh dạ dày phát sinh. Do đó, khi cần sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và chỉ định rõ ràng.

4.3. Stress

Căng thẳng kéo dài ảnh hưởng đến hệ thần kinh, từ đó gây mất cân bằng chức năng dạ dày, đường ruột. Hệ quả là làm tăng axit HCl và pepsin trong dạ dày, khiến cho môn vị co thắt, niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày.

4.4 Thuốc lá

Thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây nên đau dạ dày. Nhiều người sẽ nghĩ thuốc lá chỉ gây ra bệnh phổi, nhưngmà ta không thể không nhắc đến đó là bệnh dạ dày.
Chất độc hại Nicotine có trong thuốc lá thúc đẩy sự bài tiết các acid clohydric và pepsin. Đây là nguyên nhân làm mòn niêm mạc dạ dày, ức chế việc tổng hợp các chất bảo vệ và phục hồi niêm mạc khiến dạ dày bị tổn thương.

4.5 Rượu bia và các chất kích thích

Chất cồn trong rượu bia sẽ khiến lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày bị phá huỷ, dẫn đến việc bị viêm loét, chảy máu dạ dày thậm chí là thủng dạ dày nếu không chữa trị kịp thời. Các chất kích thích này có thể gây ra xơ gan, viêm tuyến tụy… khiến dạ dày tăng co bóp và tiết dịch,, mất cân bằng dẫn đến tự bào mòn niêm mạc gây viêm loét.

4.6. Thói quen xấu trong sinh hoạt

Ăn không đúng giờ, ăn quá no hoặc quá đói, uống nhiều rượu bia, thức khuya, ngủ không đủ giấc hay sống trong tình trạng căng thẳng kéo dài là những lý do mang bệnh đau dạ dày đến gần bạn hơn.
Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đau dạ dày, dù người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hay sau sinh. Vậy nên, bạn đọc hãy lưu ý những nguyên nhân trên để phòng tránh cho bản thân, gia đình không bị mắc nhé!

5. Bệnh đau dạ dày có nguy hiểm không?

Đau dạ dày ở thể nhẹ không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, tình trạng đau dạ dày kéo dài và liên tục không được kiểm soát có thể gây các biến chứng nguy hiểm: viêm dạ dày, thủng dạ dày (do thành dạ dày bị bào mòn quá nhiều, vết viêm loét quá sâu) hay thậm chí là ung thư dạ dày.
Vì vậy, khi thấy xuất hiện các triệu chứng đau dạ dày người bệnh nên đến với các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

6. Các phương pháp chẩn đoán bệnh đau dạ dày

Dựa vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ chỉ định phương pháp chẩn đoán đau dạ dày phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán đau dạ dày hiệu quả.
• Nội soi dạ dày: Bác sĩ đưa camera vào dạ dày và quan sát tình trạng dạ dày. Đây là phương pháp giúp bác sĩ phát hiện những tổn thương trong dạ dày và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
• Siêu âm dạ dày: Siêu âm dạ dày là kỹ thuật sử dụng sóng siêu âm (có tần số cao) để có thể phát hiện được những bất thường của dạ dày, đồng thời có thể tầm soát ung thư dạ dày.
• Xét nghiệm vi khuẩn HP: Nếu nghi ngờ người bệnh đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP, bác sĩ chỉ định xét nghiệm máu, phân, test hơi thở.
• Chụp MRT dạ dày: MRT dạ dày là kỹ thuật sử dụng các từ trường và sóng radio để tạo nên các hình ảnh thật chi tiết dạ dày của bạn
• Chụp CT dạ dày: Đây là phương pháp sử dụng các tia X để tạo nên các hình ảnh lát cắt trong cơ thể. Từ đó thu về các hình ảnh của dạ dày nhằm chẩn đoán về mức độ, các khối u và túi thừa phía bên trong bộ phận này.

7. Cách điều trị bệnh đau dạ dày

Hiện nay với công nghệ phát triển thì cách nhiều cách để chữa bệnh đau dạ dày khác nhau. Dưới đây là một số cách điều trị đau dạ dày mà bạn đọc có thể tham khảo:

7.1. Điều trị đau dạ dày bằng thuốc tây

Khi bị đau dạ dày, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định điều trị đau dạ dày bằng các loại thuốc Tây sau:
• Thuốc kháng sinh: Các thuốc kháng sinh điều trị bệnh đau dạ dày có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP trong dạ dày, giúp hoạt động của dạ dày cân bằng trở lại.
• Thuốc giảm tiết acid: Thuốc giảm tiết acid khiến dạ dày tiết ra ít acid hơn, từ đó mà khiến cho các vết viêm loét ít bị ảnh hưởng hơn và giúp giảm các cơn đau dạ dày
• Thuốc trung hòa acid: Thuốc trung hòa acid được sử dụng nhằm trung hòa bớt lượng acid thừa trong dạ dày, giúp làm giảm đau nhanh và tạo cơ hội cho các vết thương trong dạ dày mau lành hơn..
• Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày được dùng nhằm tạo một lớp màng bao phủ niêm mạc, hạn chế sự tiếp xúc giữa acid dịch vị và các vết viêm loét.

Mặc dù, sử dụng các loại thuốc Tây có tác dụng nhanh chóng nhưng lại không giải quyết được triệt để, các cơn đau tái phát nhiều lần và ngày một nặng. Không chỉ vậy, nếu sử dụng thuốc Tây dài ngày có thể gây tác dụng phụ như: sôi bụng, khô miệng, chán ăn, giảm ham muốn,… gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống.
Nhằm mang đến giải pháp giúp người bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản vừa có thể giảm nhanh cơn đau, vừa giải quyết triệt để bệnh, các chuyên gia, nhà khoa học Tuệ Linh đã dày công nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Khang vị Tuệ Linh.

7.2. Điều trị dạ dày bằng các sản phẩm thảo dược có nguồn gốc rõ ràng và uy tín

Khang vị Tuệ Linh là sự kết hợp của Canxi san hô đỏ với cao chè dây, dạ cẩm, khôi nhung cùng các nguyên liệu quý giúp mang đến tác động toàn diện: vừa tức thời vừa bền vững, vừa giảm ngay cơn đau dạ dày tá tràng, vừa nhanh lành vết loét, đáp ứng yêu cầu điều trị bệnh, mang đến hiệu quả lâu dài.
Trong đó, canxi san hô đỏ (Red Coral) – Corallium rubrum được giới khoa học gọi với tên “Dược liệu vàng giúp trung hòa axit dạ dày” chính là yếu tố then chốt làm nên tác dụng vượt trội cho sản phẩm Khang vị Tuệ Linh.
Khang vị Tuệ Linh giảm đau ngay, nhanh liền vết loét – Giải pháp toàn diện cho người viêm loét dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày, thực quản
Canxi san hô đỏ trong sản phẩm Khang vị Tuệ Linh được khai thác từ vùng biển sạch, sâu của Địa Trung Hải, nơi cách xa các khu dân cư và các khu công nghiệp nên đảm bảo độ tinh khiết nhất khi so sánh với các chế phẩm khác trên toàn thế giới.
Về tác dụng giảm đau nhanh, hàng trăm nghiên cứu khoa học khắp thế giới đã chỉ ra, canxi san hô đỏ chứa hàm lượng Canxi sinh học rất cao, độ pH từ 9-10, nhờ đó giúp trung hòa axit dịch vị nhanh chóng – tác nhân chính gây nên tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng, làm cắt cơn đau chỉ sau 30 phút uống. Đặc biệt, Canxi san hô đỏ còn chứa nhiều nguyên tố vi lượng, rất dễ hấp thu, không gây lắng cặn và rất an toàn.
Về tác dụng điều trị lâu dài, Canxi san hô đỏ đã được chứng minh khi vào đến dạ dày sẽ nhanh chóng tạo nên lớp màng nhầy tương tự lớp màng nhầy tự nhiên giúp che phủ vết loét, ngăn cản axit tấn công vào vết loét, giúp vết loét nhanh lành. Điều đó lý giải vì sao canxi san hô đỏ giúp tái tạo tế bào niêm mạc mới rất nhanh, thúc đẩy quá trình phục hồi niêm mạc bị tổn thương, tái sinh các vùng viêm, trợt, loét hiệu quả.
Nhiều công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chỉ khoa học uy tín đã chỉ ra, canxi san hô đỏ an toàn, không gây bất kỳ tác dụng không mong muốn nào.
Sự kết hợp Canxi san hô đỏ cùng với các dược liệu tự nhiên như: Chè dây, Khôi nhung, Dạ cẩm, Kim thất tai, Nano curcumin… trong sản phẩm Khang vị Tuệ Linh vì thế đem lại hiệu quả vượt trội hơn hẳn so với các giải pháp khác.

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận mặc định

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn