Loét tá tràng – bệnh lý nguy hiểm nhưng dễ bỏ qua

587 views

Loét tá tràng là bệnh lý thường gặp nhưng lại xếp vào hàng nguy hiểm nhất tại cơ quan trên. Tuy vậy còn rất nhiều người mơ hồ về căn bệnh này, nên dễ dàng bỏ qua những triệu chứng bệnh đầu tiên, không điều trị dứt điểm hay để lại nhiều biến chứng. Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn về những thông tin cụ thể, đơn giản và cần thiết nhất về loét tá tràng, tham khảo nhé!

1. Bệnh lý loét tá tràng là gì?

Tá tràng là một cơ quan của đường tiêu hoá, được bao bọc phủ bởi một lớp niêm mạc chứa đầy chất nhày bảo vệ. Lớp niêm mạc này giúp tá tràng tránh khỏi tác động xấu từ những yếu tố bên ngoài như pH của môi trường, thức ăn, các vi sinh vật,…
Loét tá tràng có thể định nghĩa là tình trạng lớp phòng ngự này bị ăn mòn làm lộ các lớp tế bào bên dưới. Nếu bạn không sớm có biện pháp can thiệp, tình trạng ăn mòn này thậm chí có khả năng gây thủng tá tràng và hàng loạt những biến chứng khác đi kèm.

2. Nguyên nhân nào gây loét tá tràng?

Cũng như bệnh loét dạ dày, loét tá tràng cũng gây ra bởi tình trạng mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố gây bệnh.
• Các yếu tố gây bệnh bao gồm H.Pylori, các thuốc ( NSAIDs, corticoid,…), chất kích thích như rượu bia, muối mật, acid và pepsin,… Các yếu tố này làm thay đổi khả năng bảo vệ niêm mạc, cho phép các ion H+ khuếch tán ngược và làm tổn thương tế bào biểu mô.
• Các yếu tố bảo vệ bao gồm sự liên kết chặt chẽ giữa các tế bào, lớp chất nhầy của niêm mạc dạ dày, dòng máu ổn định lưu thông đến dạ dày tá tràng, quá trình phục hồi tế bào và tình trạng tái sinh biểu mô.
Do vậy, bất cứ yếu tố nào tác động nên cân bằng trên đều là nguyên nhân gây ra căn bệnh này:
• Nhiễm vi khuẩn HP: Đây là loại vi khuẩn thường gặp trên đường tiêu hoá, là nguyên nhân chính gây ra các tổn thương nghiêm trọng ở dạ dày và tá tràng.
• Lạm dụng thuốc: Việc sử dụng thuốc bừa bãi, dùng quá liều, thời gian quá lâu, tự ý dùng không đúng chỉ định, không dùng các phương pháp hạn chế tác dụng khi sử dụng thuốc, đặc biệt nhóm thuốc kháng viêm có thể gây nên những tác động xấu trên tá tràng.
• Chế độ ăn uống: Thói quen dùng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafe; ăn đồ quá cay nóng chiên xào; ăn không đúng bữa, ăn vội vàng, nhai không kỹ,…
• Sinh hoạt không khoa học: Ngủ không đủ giấc, thức quá khuya, lười thể dục thể thao, không nghỉ ngơi sau ăn, ..
• Căng thẳng, stress gây ra đảo lộn hoạt động các co quan này.

3. Những dấu hiệu bệnh điển hình nhất về loét tá tràng

Nếu bạn có những nguy cơ gây bệnh trên, hãy thường xuyên theo dõi cơ thể để phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh đầu tiên nhé:
• Đau bụng do loét tá tràng
Cơn đau do loét tá tràng thường tập trung ở vùng bụng phải, có thể lan ra sau lưng hoặc hướng lên ngực và chủ yếu xuất hiện sau khi ăn. Người bệnh có thể xoa dịu cơn đau bằng thuốc hoặc thực phẩm có khả năng trung hòa axit trong dịch vị.
• Ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu
Nguyên nhân là do tá tràng bị tổn thương khiến quá trình tiêu hoá thức ăn đình trệ, gây ra lượng khí sinh ra nhiều, ứ đọng đường ruột
• Xuất huyết tiêu hoá tại vị trí loét tá tràng
Bệnh nhân ói ra máu hoặc đi cầu phân đen do chảy máu ổ loét, trường hợp đi cầu phân đen có thể từng đợt trong nhiều ngày hoặc một lần trong một ngày duy nhất. Tình trạng nặng có thể có những dấu hiệu thiếu máu cơ thể cảm thấy mệt mỏi, khó thở.

4. Cách phòng tránh bệnh loét tá tràng đơn giản

Để tránh gặp phải và nguy cơ biến chứng, điều trị bệnh này, hãy áp dụng ngay những phương pháp phòng ngừa từ những thói quen đơn giản trong cuộc sống:
• Tránh lạm dụng và hạn chế tối đa việc sử dụng các thuốc giảm đau, đặc biệt là các thuốc thuộc nhóm NSAIDs khi chưa cần thiết như ibuprofen, aspirin, naproxen,…
• Hạn chế sử dụng các chất kích thích, không nên uống cafe mỗi ngày, nên bỏ hút thuốc lá.
• Tập thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh tình trạng nhiễm khuẩn HP.
• Nên ăn chín uống sôi, ăn các thực phẩm sạch, an toàn, rõ nguồn gốc, cần chia nhỏ các bữa ăn, khi ăn cần ăn chậm nhai kỹ, không ăn vội vã.
• Hạn chế ăn các đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các loại thức ăn nhanh, nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cần thiết từ rau xanh, ngũ cốc, trứng, thịt cá…
• Thường xuyên luyện tập thể dục 30 phút mỗi ngày, chọn các bài tập nhẹ nhàng không gắng sức như đi bộ, tập yoga,…
• Phân bố thời gian học tập và làm việc một cách hợp lý, không để tình trạng mệt mỏi, căng thẳng kéo dài.

Để được tư vấn thêm chi tiêt về sức khỏe tiêu hóa, hãy gọi ngay TỔNG ĐÀI MIÊN CƯỚC 18001190 để được các dược sĩ tư vấn cụ thể.

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận mặc định

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn