Muốn dạ dày khỏe, chỉ cần thực hiện đủ 11 điều dưới đây

331 views

Đau dạ dày là căn bệnh khá phổ biến nhưng lại bị coi nhẹ bởi rất nhiều người. Để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe, hãy tham khảo ngay top 11 lưu ý khi bị đau dạ dày cực kỳ quan trọng dưới đây nhé!

1. Thực hiện nghiêm túc chế độ ăn đúng cách

Đau dạ dày là một căn bệnh có liên quan đến đường tiêu hoá vì vậy chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến việc hỗ trợ, điều trị, phòng ngừa. Do đó, chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của dạ dày.

1.1 Nên ăn theo định lượng

Trên thực tế, dạ dày có xu hướng tiết acid theo các giờ nhất định, phụ thuộc vào giờ ăn mà bạn thường sinh hoạt cũng như đồng hồ sinh học của cơ thể. Dạ dày cũng chỉ có thể chứa được một lượng thức ăn nhất định. Nếu bạn ăn uống với định lượng hợp lý, vừa phải, hoạt động tiêu hóa của dạ dày sẽ trở nên trôi chảy hơn rất nhiều, không bị quá tải và cũng không bị thừa acid ở bất kỳ thời điểm nào.
Khi ăn vượt quá định lượng thông thường, việc tiêu hóa thức ăn cũng diễn ra chậm và kém hiệu quả, gây tình trạng đầy bụng do ứ trệ thức ăn ở hang vị.
• Hãy lập cho mình một thời gian biểu có thời gian ăn sáng, trưa, tối và bữa nhẹ (nếu cần) một cách hợp lý, phù hợp với nhịp độ cuộc sống của bạn và đảm bảo dạ dày có đủ thời gian hoạt động xen kẽ với nghỉ ngơi.
• Bạn cũng nên xác định lượng thức ăn phù hợp cần nạp vào cơ thể mỗi bữa, tùy thuộc vào lượng năng lượng mà bạn cần tiêu hao trong ngày hôm đó.

1.2. Lưu ý khi bị đau dạ dày cần ăn chậm và nhai kỹ

Ăn nhanh và nhai vội khiến thức ăn khi đi vào dạ dày cần tiết ra một lượng acid dịch vị HCL nhất định để hỗ trợ việc nhào trộn thức ăn, co bóp dạ dày và tiêu hóa hết thức ăn để chuyển hóa thành chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, lượng acid dịch vị sẽ buộc phải tiết ra nhiều hơn khi các thức ăn quá to và cứng do người ăn nhai kỹ, ăn vội.
Kèm theo đó việc tiêu hóa thức ăn cũng mất nhiều thời gian hơn bình thường. Acid dịch vị khi tiết ra quá nhiều trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày. Các ổ loét dần được hình thành khiến việc tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, vùng thượng vị thường xuyên xuất hiện những cơn đau gây ảnh hưởng tới sức khỏe rất nhiều. Vì vậy hãy ăn chậm và nhai kỹ

1.3. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày

Nếu bạn không thể xác định chính xác định lượng thức ăn mỗi bữa hoặc nếu bạn là người cần tiêu hao rất nhiều năng lượng trong ngày, bạn có thể chia ra nhiều bữa ăn nhỏ sẽ giúp cho việc tiêu hóa hoạt động tốt hơn mà vẫn cung cấp đủ năng lượng cần thiết để cơ thể hoạt động khỏe mạnh. Nạp từng khẩu phần nhỏ mỗi lúc giúp dạ dày có thể tiêu hóa từng phần một nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Ngoài ra, cần lưu ý khi bị dạ dày đó là hoạt động tiêu hóa sẽ bị suy giảm. Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp dạ dày giảm bớt áp lực tiêu hóa trong các bữa chính, từ đó giúp làm giảm cảm giác đau bụng, nặng bụng cả ngày.
• Ba bữa ăn chính, bạn có thể chia ra làm các bữa phụ vào giữa buổi sáng hoặc giữa buổi chiều.
• Việc ăn uống tốt nhất nên ngừng trước 7 giờ tối hoặc ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ để hệ tiêu hóa có thể hiệu quả nhất.
• Việc ăn khuya hoặc ăn trước khi ngủ khiến chức ăn tiêu hóa của dạ dày hoạt động yếu, kém hiệu quả lâu ngày khiến thức ăn bị tồn đọng lại gây đau dạ dày.

1.4. Ăn đồ ăn thái nhỏ, nấu chín kỹ

Đồ ăn được thái nhỏ nấu chín kỹ sẽ giúp hạn chế lượng acid dịch vị tiết ra trong dạ dày. Đồng thời, các món ăn này cũng giúp rút ngắn thời gian tiêu hóa giúp cho dạ dày được nghỉ ngơi nhiều hơn. Những người bị đau dạ dày nên ưu tiên dùng các món ăn được thái nhỏ nấu chín kỹ trong thời gian điều trị bệnh để tăng quả hiệu quả.

1.5. Ăn thức ăn mềm, loãng

Tương tự như trên, thức ăn mềm và loãng đều dễ tiêu hóa, làm giảm áp lực tiêu hóa lên dạ dày. Lượng acid HCL được tiết ra để giúp dạ dày co bóp và nhào trộn thức ăn cũng ít hơn. Với những người bị đau dạ dày thường bị rối loạn tiêu hóa, mất nước thì các thức ăn dạng loãng sẽ cung cấp một lượng nước cần thiết giúp cơ thể khỏe hơn.
Ngoài ra, thức ăn mềm và loãng cũng ít gây nhiều kích thích lên các vết loét nằm trong dạ dày, hạn chế nguy cơ đau dạ dày cho niêm mạc bị kích thích.
Các thức ăn mềm, loãng cần lưu ý khi bị đau dạ dày đó là súp, cháo loãng, bánh mì mềm, sữa trộn ngũ cốc…

1.6. Ăn các đồ Luộc, hấp hay om kỹ thức ăn

Người Việt thường có xu hướng ăn mạnh, ăn các thức ăn nhanh, snack. Thực chất trong các loại snack hay thức ăn nhanh như gà rán thường chứa rất nhiều muối để duy trì khẩu vị, đấy là lý do bạn thường có cảm giác thèm uống nước ngọt khi ăn các thực phẩm này. Tuy nhiên, các đồ ăn mặn thường không tốt cho dạ dày vò nó kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid dịch vị để trung hòa thức ăn hơn. Bởi thế, bạn nên hạn chế tối đa các thực phẩm này.
Ngược lại, các món ăn luộc, hấp hay được hầm kĩ lại rất tốt cho việc sức khỏe cũng như việc tiêu hóa thức ăn của dạ dày. Nếu có thể, bạn hãy duy trì thói quen ăn nhạt, ăn chay một vài ngày trong tháng để cân bằng lại dạ dày tốt hơn. Bên cạnh đó, việc sử dụng các thức ăn được chín kỹ cũng sẽ đảm bảo cho sức khỏe được ổn định hơn.

1.7. Dùng thức ăn ấm khoảng 40-50 độ C

Một lưu ý khi bị đau dạ dày nữa đó là thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh có thể gây ra những tác động đột ngột cho dạ dày và khiến nó co bóp mạnh hơn. Điều này không tốt cho cơ thể cũng như sẽ dẫn đến đau dạ dày nhanh chóng. Dùng thức ăn ấm trong khoảng 40 – 50 độ C là phù hợp và tốt cho dạ dày nhất.
Với những thức ăn để qua đêm, tốt nhất bạn nên bảo quản trong tủ lạnh để đảm bảo thức ăn không bị thiu. Đừng quên hâm lại một chút trước khi dùng để món ăn ngon hơn cũng như đảm bảo cho dạ dày hoạt động tốt nhất.

2. Ăn các loại hoa quả tốt cho dạ dày

Một trong những lưu y khi bị đau dạ dày đó là cần bổ sung các loại hoa quả, trái cây là những thực phẩm rất tốt cho cơ thể và dạ dày. Trong trái cây thường chứa hàm lượng vitamin và lượng nước lớn cung cấp cho cơ thể hoạt động khỏe khoắn suốt ngày dài. Các loại trái cây dưới đây rất tốt cho tiêu hóa. Cụ thể:
• Chuối được coi là loại trái cây giàu dinh dưỡng hàng đầu, bởi nó cung cấp cho cơ thể rất nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng khác.
Hàm lượng kali có trong chuối có khả năng giảm huyết áp, khống chế natri gây tổn hại đến mạch máu. Chuối còn có khả năng trung hòa được nồng độ acid quá cao trong dịch dạ dày và giảm viêm, sưng phồng đường ruột. Chất pectin có trong chuối còn có tác dụng điều trị chứng rối loạn tiêu hóa do đau dạ dày gây nên.
Các loại chuối tốt cho dạ dày mà bạn nên ăn chuối tây, chuối cau…. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn chuối chín và không nên ăn vào lúc bụng đang đói, sôi réo nhé.
Có rất nhiều món ăn có thể chế biến từ chuối là bạn nên ăn để tốt cho dạ dày như sinh tố chuối, bánh crepe chuối, hoặc ăn trực tiếp.
• Táo cung cấp một lượng kali và canxi có tác dụng rất tốt cho cơ thể. Chất pectin trong táo có khả năng thúc đẩy sự co bóp của đường ruột, nhờ đo quá trình bài tiết tiêu hóa được hoạt động hiệu quả hơn. Táo còn có tác dụng bôi trơn hệ tiêu hóa, điều trị các triệu chứng táo bón hay rối loạn tiêu hóa hiệu quả hơn.
Bạn có thể ăn táo tươi trực tiếp hoặc chế biến thành bánh táo, nước ép táo để sử dụng hàng ngày. Bạn nên chọn táo chín, không ăn táo xanh và táo chua để tránh làm kích ứng dạ dày nhé.
• Đu đủ có rất nhiều Vitamin C, E, có tác dụng rất tốt trong điều trị các triệu chứng táo bón, đầy hơi, đau khi đại tiện do đau dạ dày gây nên.
Bạn có thể ăn trực tiếp các loại đu đủ chín hoặc xay sinh tố để bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể mỗi ngày.

3. Lưu ý khi bị đau dạ dày cần bổ sung các loại thực phẩm thô

Thực phẩm thô là các thực phẩm sống nguyên chất hoặc chưa qua chế biến, thường để chỉ những thực phẩm chưa qua xử lý nhiệt quá 40 – 48 độ C.
Các thực phẩm thô thường có chứa nhiều dinh dưỡng hơn, đặc biệt là các loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa – vốn là những thành phần rất dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Do đó, sử dụng thực phẩm thô mang tới nguồn dinh dưỡng phong phú hơn, giúp bạn chăm sóc sức khỏe toàn diện hơn. Tỉ lệ thực phẩm thô lý tưởng nhất là khoảng 75% khẩu phần ăn.
Các loại thực phẩm thô mà bạn nên ăn bao gồm các loại hoa quả tươi, các loại rau sống (phải đảm bảo vệ sinh), quả hạch và hạt thô, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu, trái cây sấy khô, sữa quả hạch, trứng tươi, sữa tươi, dầu thực vật ép lạnh, một số loại thịt hoặc cá sống (cần lựa chọn kĩ càng để đảm bảo vệ sinh, tuy nhiên, người bị đau dạ dày có thể gặp phải nhiều khó khăn khi tiêu hóa các món ăn này, nên bạn có thể bỏ qua thịt cá sống nhé).

4. Thực phẩm giàu vitamin A, B, D, K, acid folic, canxi, sắt, kẽm, magie

Lưu ý khi bị đau dạ dày, cơ thể bị suy nhược và thiếu chất trầm trọng. Vì vậy cần bổ sung các Thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin A, B, D, K, acid folic, canxi, sắt, kẽm, magie cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin và các chất dinh dưỡng.
Các dưỡng chất này có nhiều trong các thực phẩm như ngũ cốc, rau củ màu đỏ như cà chua, cà rốt hay thực phẩm có màu xanh đậm như cải bắp, súp lơ, bí đao, rau mùi tây vv…

5. Nên ăn bánh mì nướng

Các loại bánh mì nướng có tác dụng vô cùng tuyệt tời với dạ dày. Bánh mì có khả năng trung hòa acid dịch vị, thấm bớt lượng acid dư thừa giúp bảo vệ dạ dày không bị viêm loét hiệu quả. Đồng thời bánh mì còn hỗ trợ làm lành các vết loét và dạ dày tiêu hóa nhanh chóng hơn.
Bạn nên ưu tiên chọn các loại bánh mì được làm từ ngũ cốc nguyên cám hay bánh mì đen để tăng cường hiệu quả trong điều trị dạ dày vì nó cung cấp một lượng lớn chất cơ và tinh bột có khả năng thấm hút acid dịch vị.
Ngược lại cần lưu ý khi bị đau dạ dày các bạn nên hạn chế ăn các loại bánh mì trắng có hàm lượng chất xơ và tinh bột thấp vì nó được làm từ bột mì đã được tẩy trắng nên không tốt cho sức khỏe. Hạn chế ăn bánh mì với các loại phô mai, mứt vì làm giảm tác dụng điều trị trên dạ dày.

6. Uống các loại nước tốt cho dạ dày

Có khá nhiều loại đồ uống có thể giúp bạn làm dịu các triệu chứng khó chịu từ đau dạ dày. Cụ thể
• Nước dừa: Trong nước dừa có rất nhiều hoạt chất điện phân như Ca, Ka, Mg và rất nhiều chất khoáng cung cấp cho cơ thể. Uống nước dừa giúp làm giảm các vấn đề về tiết niệu và tiêu diệt được các vi khuẩn đường ruột.
• Gừng: Gừng là loại thảo dược có tác dụng rất tốt cho tiêu hóa, giúp giảm các triệu chứng về đầy hơi, khó tiêu hiệu quả. Uống một tách trà gừng nóng mỗi sáng giúp bạn cảm thấy được thư giãn và không còn còn thấy đầy bụng, khó tiêu nữa.
• Nước ép bắp cải cà rốt: Trong bắp cải còn cung cấp vitamin K, C, chất xơ, măng gan, B6, Acid Folic, Omega 3 giúp làm lành các vết loét trên trong dạ dày hiệu quả. Bạn chỉ cần chuẩn bị một củ cà rốt cùng vài lá bắp cải, cho vào máy ép lấy nước rồi uống liền. Có thể cho thêm táo hoặc mật ong nếu bạn thích uống ngọt, đồng thời tăng thêm hiệu quả trong điều trị các bệnh về dạ dày.
• Nghệ và mật ong: Mật ong có tính kháng viêm giúp làm lành các vết loét trên thành dạ dày hiệu quả. Trong khi đó, hoạt chất curcumin có trong tinh bột nghệ giúp cung cấp nhiều dưỡng chất, giảm tiết acid dịch vị và điều trị các chứng đau dạ dày một cách an toàn. Lưu ý khi bị đau dạ dày nên uống một ly nước mật ong pha cùng 2 muỗng tinh bột nghệ mỗi ngày giúp người bị đau dạ dày mau khỏi bệnh
• Trà bạc hà: Trong cây bạc hà có một số chất có khả năng điều trị các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, ợ hơi vô cùng tuyệt vời. Uống trà bạc hà còn tạo cảm giác ngon miệng, kích thích sự thèm ăn và giảm cơn buồn nôn hiệu quả.
• Cây thì là: Trong hạt thì là được nghiên cứu có rất nhiều các vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin như vitamin C, vitamin B3, mangan, chất xơ kali, magie, sắt… Nhờ đó nên nó có tác dụng điều trị chứng khó tiêu, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày, hội chứng ruột kích thích rất hiệu quả. Bạn có thể nhai hạt thì là hoặc đun 100g hạt thì là với nước uống mỗi ngày để thấy những tác dụng tuyệt vời cho dạ dày và sức khỏe.
• Lá nguyệt quế: Trong lá nguyệt quế có chứa 30% là dầu cùng các chất như ceniol, geraniol, pinen và một số dưỡng chất quan trọng khác. Dùng lá nguyệt quế có thể điều trị chứng trào ngược dạ dày ở người bị đau bao tử hiệu quả. Bạn có thể nhai trực tiếp lá nguyệt quế hoặc đem lá nguyệt quế đun sôi để liu riu vài phút rồi uống để thấy sự thay đổi tích cực của cơ thể.
• Uống trà ấm: Uống trà ấn giúp bạn giảm căng thẳng, mệt mỏi, tinh thần được thư giãn, giảm tiết acid giúp bạn ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên chỉ nên uống trà vào buổi sáng vì kgi uống vào buổi tối cho thể khiến bạn trằn trọc, khó ngủ.
• Trà thảo dược: Các loại trà thảo dược thường giúp bạn loại bỏ các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, ơ chua, tạo cảm giác ăn ngon hơn. Một số loại trà thảo dược còn có tác dụng chống viêm nhiễm hiệu quả. Bạn có thể pha thêm một muỗng mật ong khi uống trà để tạo thêm hương vị và làm lành các vết viêm loét trên thành dạ dày nhanh chóng hơn.

7. Uống Khang vị Tuệ linh

Khang vị Tuệ Linh giảm đau ngay, nhanh liền vết loét – Giải pháp toàn diện cho người viêm loét dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày, thực quản

Khang vị Tuệ Linh là sự kết hợp hoàn hảo từ Canxi san hô đỏ chứa hàm lượng Canxi sinh học rất cao, độ pH từ 9-10, nhờ đó giúp trung hòa axit dịch vị nhanh chóng – tác nhân chính gây nên tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng, làm cắt cơn đau chỉ sau 30 phút uống. Đặc biệt, Canxi san hô đỏ còn chứa nhiều nguyên tố vi lượng, rất dễ hấp thu, không gây lắng cặn và rất an toàn.

Sự kết hợp Canxi san hô đỏ cùng với các dược liệu tự nhiên như: Chè dây, Khôi nhung, Dạ cẩm, Kim thất tai, Nano curcumin… trong sản phẩm Khang vị Tuệ Linh vì thế đem lại hiệu quả vượt trội hơn hẳn so với các giải pháp khác.

Khang vị Tuệ Linh cam kết:

Sau 30 phút: Dịu ngay cơn đau dạ dày, tá tràng, giảm hẳn và hết đau sau 1 ngày

Sau 3 ngày: Hết các triệu chứng khó chịu do viêm loét dạ dày, tá tràng như ợ hơi, ợ chua, rối loạn tiêu hóa…

Sau 3 tuần: Làm lành, se vết loét dạ dày, tá tràng và niêm mạc dạ dày, tá tràng được tái tạo.

Với công thúc độc đáo kết hợp 5 thảo dược tốt nhất hiện nay về dạ dày, tá tràng, Khang vị Tuệ Linh là giải pháp toàn diện giúp dịu nhanh cơn đau dạ dày, tá tràng sau khi uống chỉ 30 phút và ngăn cơn đau tái phát chỉ sau 1 hộp. Cùng với nguyên liệu chuẩn hóa, quy trình sản xuất đạt chuẩn GMP-WHO từ thương hiệu Tuệ Linh uy tín, Khang vị Tuệ Linh trở thành lựa chọn hàng đầu của người bệnh thông thái, mắc các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày, thực quản…

8. Lưu ý khi bị đau dạ dày cần thực hiện 13 “không”

Để giảm thiểu tối đa những kích thích có hại lên dạ dày đang bị tổn thương, hãy tuyệt đối tránh những thói quen xấu nhé.

8.1. Không nên ăn thức ăn khô và cứng

Thức ăn quá khô chính là nguyên nhân khiến dạ dày phải tiết ra nhiều acid dịch vị hơn để tiêu hóa thức ăn, quá trình tiêu hóa cũng vì vậy mà diễn ra chậm hơn. Tình trạng này kéo dài khiến dạ dày bị tổn thương, dần hình thành các ổ loét trên thành dạ dày do vị acid ăn mòn.
Các thực phẩm khô mà bạn nên hạn chế ăn như các hạt, vỏ bánh mì, thịt nướng quá tay vv…

8.2. Tránh ăn quá đặc

Thức ăn đặc cũng gây khó tiêu hóa cho dạ dày kích thích sự co bóp và tiết ra nhiều acid dịch vị hơn nên bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm này. Đặc biệt với các loại cafe pha đặc có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả hệ tiêu hóa lẫn hệ thần kinh nên bạn cần đặc biệt chú ý khi sử dụng.
Lưu ý khi bị đau dạ dày thì cháo đặc, cafe đặc, trà đặc là những thực phẩm bạn nên hạn chế khi đang trong quá trình điều trị đau dạ dày.

8.3. Sau ăn không nên lao động hay chạy nhảy ngay

Vận động mạnh ngay sau khi ăn khiến bạn bị đầy bụng, tức bụng khiến cho việc tiêu hóa chậm, dạ dày hoạt động kém. Điều này khiến bạn có cảm giác đầy bụng kéo dài đến cả bữa sau, ăn không ngon gây ảnh hưởng đến dạ dày nghiêm trọng.

8.4. Tránh thực phẩm gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày

Có rất nhiều thực phẩm gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày bạn bạn nên hạn chế sử dụng như thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, rau đậu già, rễ cây, các chất kích thích, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn cứng, khô vv…

8.5. Tránh thực phẩm gây tăng acid dạ dày

Các loại trái cây có vị chua như cam, quýt tuy giàu vitamin nhưng nó lại là thủ phạm gây tăng tiết acid trong dạ dày và có thể gây trào ngược acid. Các loại rau cải muối chua cũng gây nên các triệu chứng tương tự nên bạn cần hạn chế việc sử dụng quá nhiều. Vì vậy cần lưu ý khi bị đau dạ dày hạn chế các loại thực phẩm trên

8.6. Lưu ý khi bị đau dạ dày không nên ăn các thực phẩm cay nóng

Các thực phẩm cay nóng kích thích sự tiết ra nhiều acid dịch vị hơn gây ra các ổ loét trên vùng niêm mạc dạ dày. Các gia vị như tiêu, bột ớt, Wasabi, lẩu cay, mì cay vv,… là các thực phẩm nên hạn chế ăn nhiều để đảm bảo sự khỏe mạnh cho dạ dày.

8.7. Hạn chế ăn những loại thức ăn chế biến sẵn, khó tiêu, và có chứa nhiều muối

Thực phẩm chế biến sẵn thường gây nên tình trạng khó tiêu, đồng thời nó thường được tẩm ướp nhiều muối khiến dạ dày tiết ra nhiều acid hơn để co bóp và tiêu hóa. Điều này không hề tốt cho dạ dày và là nguyên nhân gây đau dạ dày ở rất nhiều người trẻ hiện nay.
Các thực phẩm bạn nên tránh như cá viên chiên, gà rán. snack, xúc xích chiên vv…

7.8. Tránh Thực phẩm sinh hơi, chướng bụng

Một lưu ý khi bị đau dạ dày không thể bỏ qua đó là giá đỗ, dưa cà muối, hành, hẹ, cần tây. có thể gây nên tình trạng khó chịu, chướng bụng sau khi ăn. Đặc biệt các loại nước ngọt, nước trái cây có ga cũng gây nên các tình trạng đầy hơi và kích thích sự tiết acid của dạ dày nghiêm trọng nên bạn cần hạn chế việc sử dụng quá thường xuyên.

8.9. Tránh Chocolate và caffeine

Chocolate và Caffeine có thể gây giãn cơ vòng thực quản dưới, gây trào ngược acid vào thực quản khiến tình trạng về dạ dày của bạn ngày càng thêm tồi tệ. Đây cũng là các thực phẩm có thể gây khó tiêu, đầy bụng, táo bón ở một số người khi sử dụng sai thời điểm nên tốt nhất bạn nên hạn chế sử dụng.

8.10. Tránh thực phẩm giàu chất béo

Thực phẩm giàu chất béo không chỉ khiến bạn tăng cân nhanh chóng mà nó còn khiến việc tiêu hóa chậm lại, lượng acid buộc phải tiết ra nhiều hơn gây bào mòn niêm mạc dạ dày vô cùng nguy hiểm.
Các thực phẩm giàu chất béo bạn nên sử dụng ít để đảm bảo sức khỏe hơn như thịt mỡ, đồ ăn nhiều xào, gà rán vv…

8.11. Tránh Đường tinh luyện

Đường tinh luyện là nguyên nhân khiến cho cho nồng độ chỉ số đường huyết tăng cao, gây ảnh hưởng xấu đến một số cơ quan trong cơ thể. Tuy nó không ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày nhưng lại gây cơ thể mệt mỏi, mất sức, run rẩy nguy hiểm với một số bệnh nhân đang bị đau dạ dày hành hạ.
Các thực phẩm thường dùng cần lưu ý khi bị đau dạ dày hạn chế đó là: đường tinh luyện như nước ngọt, trà sữa, kẹo ngọt vv…

8.12. Không nên ăn thức ăn nhiều gia vị

Thức ăn quá nhiều gia vị, đặc biệt là các gia vị cay nóng như tiêu, ớt hay gia vị mặn như muối sẽ gây những tác động xấu cho dạ dày khiến việc tiêu hóa khó khăn, hàm lượng acid dịch vị tiết ra nhiều hơn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày và gây tổn hại cho cả các cơ quan khác như gan, thận vv…

8.13. Không tập thể dục ngay sau khi ăn

Tập thể dụng ngay sau khi ăn không làm giảm triệu chứng nó hay đầy bụng mà ngược lại còn làm hại dạ dày hơn. Nếu quá nó, bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng vài vòng, tránh các bài tập mạnh như chạy bộ, hít xà đơn hay gập bụng có thể gây ảnh hưởng xấu đến việc tiêu hóa.

8.14. Không để bụng quá đói làm dạ dày rỗng

Một lưu ý khi bị đau dạ dày nữa đó là khi bụng quá đói thường có các dấu hiệu bụng reo để báo hiệu việc co bóp đang được diễn ra. Đồng nghĩa với việc co bóp của dạ dày là sự tiết ra của các acid dịch vị. Khi bụng rỗng, các acid tiết ra bị dư thừa và tồn động tại hang vị gây viêm loét. Vì vậy hãy đảm bảo ăn đúng và đầy đủ các bữa để dạ dày được khỏe mạnh hơn.

9. Mát xa trước khi đi ngủ

Mát xa trước khi đi ngủ mang lại rất nhiều lợi ích cho bạn, giúp cơ thể được thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Đồng thời, việc matxa vùng vùng cũng sẽ làm ấm bụng, tăng vận mạch tới dạ dày, giúp dạ dày được thả lỏng, duy trì trạng thái ổn định để hoạt động hiệu quả hơn. Xoa bụng cũng làm giảm triệu chứng đầy hơi khó chịu, làm nhẹ bụng hơn.
Cách matxa bụng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần lấy tay xoa quanh vùng rốn theo chiều kim đồng hồ khoảng 64 vòng. Sau đó chà nhẹ vùng bụng dưới tạo cảm giác ấm lên. Bạn sẽ có cảm giác vùng bụng bớt cảm giác đầy hơi khó chịu, nhờ đó ngủ ngon giấc hơn.

10. Giảm đau dạ dày nhanh tại nhà

Lưu ý khi bị đau dạ dày tại nhà, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau để làm giảm cảm giác đau.

• Massage vùng bụng giúp dạ dày được kích thích hoạt động ổn định hơn, vùng bụng được thư giãn giúp giảm cơn đau và ngủ ngon hơn. Bạn chỉ cần lấy tay xoa nhẹ nhàng vùng rốn quanh bụng đến khi cảm thấy cơn đau giảm dần là được.

• Chườm nóng giảm đau cũng là một phương pháp hiệu quả giúp giảm cơn đau dạ dày ngay lập tức. Vùng bụng khi được chườm ấm sẽ được xoa dịu cơn đau quặn, kích thích sự hoạt động điều độ lại của dạ dày. Bạn có thể mua các túi chườm và đổ nước nóng vào đặt lên bụng khi cơn đau dạ dày ập đến. Chườm tới khi túi hết ấm hoặc khi cơn đau có dấu hiệu giảm bớt thì bỏ túi ra là được.

• Xoa dầu gió vị trí đau giúp vùng vùng được ấm lên, nhờ đó có thể xoa dịu cơn đau dạ dày hiệu quả. Bạn nên kèm theo việc bôi dầu gió cùng với việc massage bụng để có thể giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng và hiệu quả hơn.

• Bấm huyệt tam nhãn là một phương pháp đông y thường được sử dụng để giảm cơn đau dạ dày ngay lập tức. Huyệt tam nhãn nằm trên ngón tay đeo nhẫn của mỗi người. Tuy nhiên phương pháp này cần có sự am hiểu mới nên sử dụng tránh việc bấm huyệt sai gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

11. Cần gặp bác sĩ khi nào?

Khi thấy có các triệu chứng sau, cần đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời, tránh bệnh bị biến chứng nguy hiểm hơn
• Thường xuyên đau bụng vùng thượng vị kèm theo cảm giác buồn nôn, khó tiêu
• Cơn đau quằn quại, dữ dội, vã mồ hôi thậm chí là ngất xỉu
• Đi ngoài ra phân có lốm đốm máu hoặc phân nát, có màu đen như bã cà phê, mùi tanh nồng khó chịu.
Đau dạ dày là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời. Hy vọng với những lưu ý khi bị đau dạ dày trên đây đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận mặc định

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn