Những thực phẩm người đau dạ dày nên hạn chế dùng

306 views

Đau dạ dày được coi là căn bệnh phổ biến ngày nay với 1/5 dân số mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Những triệu chứng thường gặp ở người bệnh như gây ra những cơn đau âm ỉ, cùng với tình trạng khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn,… đeo bám từng ngày khiến người bệnh mệt mỏi và kiệt sức. Một trong những nguyên nhân khiến bệnh đau dạ dày ngày càng phát triển là chế độ ăn uống hàng ngày. Chế độ sinh hoạt và ăn uống ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng phát triển của bệnh đau dạ dày. Chính vì vậy hãy ghi nhớ những lời khuyên sau đây để hạn chế bớt những thực phẩm không tốt cho dạ dày.

1. Những nguyên nhân thường gặp gây bệnh đau dạ dày

Không chỉ người Việt, mà một phần dân số thế giới phải đối mặt với những cơn đau, những triệu chứng khó chịu của các bệnh dạ dày, sau đây là những nguyên nhân thường gặp của bệnh dạ dày:

  • Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): 80% người mắc bệnh loét dạ dày này là do sự ảnh hưởng của các vi khuẩn HP. Trong những người mắc bệnh do vi khuẩn HP thì có 25% số người đã nhiễm khuẩn HP nhưng chưa bị loét dạ dày cho đến khi con người bắt đầu những thói quen xấu như là hút thuốc lá, uống rượu bia,… tạo ra môi trường sinh trưởng tốt cho loại vi khuẩn HP sinh trưởng.
  • Lạm dụng thuốc Tây quá đà: Kháng sinh liều cao sẽ có thể tiêu diệt hoàn toàn các loại vi khuẩn có lợi cho dạ dày. Khi sử dụng thuốc giảm đau cũng góp phần làm giảm lượng chất nhầy bảo vệ dạ dày.
  • Stress: Khi chúng ta thường xuyên bị tình trạng căng thẳng kéo dài thì đồng nghĩa sẽ làm gia tăng tình trạng co bóp ở dạ dày, đồng thời kích thích tăng tiết acid dịch vị, gây mất cân bằng độ PH và sẽ làm bào mòn niêm mạc dạ dày.
  • Thuốc lá, bia rượu, chất kích thích góp phần hủy hoại dạ dày: Nicotine trong khói thuốc lá làm tăng bài tiết acid dạ dày, đồng thời cản trở sự phục hồi tổn thương của niêm mạc tế bào. Còn nồng độ cồn trong bia rượu cao cũng góp phần phá hủy đi lớp niêm mạc dạ dày, và làm giảm chức năng hấp thu của các chất, đồng thời bào mòn dạ dày,…
  • Thói quen xấu trong sinh hoạt: Khi ăn quá no hoặc quá đói, khi vừa ăn vừa đọc sách hoặc là xem tivi, hay là ăn quá khuya, và sử dụng thực phẩm bẩn,… cũng sẽ khiến dạ dày phải làm việc quá mức, điều này dẫn đến tình trạng loét dạ dày.

2. Các triệu chứng phổ biến của bệnh đau dạ dày

Những dấu hiệu rất phổ biến ở người đau dạ dày, nếu bạn đang mắc phải một trong những triệu chứng dưới đây, rất có thể bạn đã mắc phải bệnh đau dạ dày:

  • Ăn không thấy ngon, cảm giác bị chướng bụng: do hệ tiêu hóa không ổn định.
  • Ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị: nguyên nhân do lượng acid dư thừa đẩy ngược lên khoang miệng.
  • Buồn nôn: nguyên nhân là do thức ăn không được tiêu hóa sẽ bị đẩy ra ngoài.
  • Xuất huyết dạ dày: xuất hiện khi niêm mạc dạ dày đã bị tổn thương một cách nghiêm trọng.
  • Đau thượng vị và đau bụng: tình trạng đau âm ỉ, nóng rát khó chịu,… ở vùng thượng vị hoặc là vùng bụng phía trên bên trái.
  • Ho kéo dài không tìm được nguyên nhân.
  • Rối loạn bài tiết phân.

3. Bệnh đau dạ dày không nên ăn gì?

Bệnh dạ dày chịu ảnh hưởng rất lớn từ việc chúng ta ăn gì bởi dạ dày là nơi chịu trách nhiệm chính cho việc tiêu hóa, chính vì vậy hãy loại bỏ những thực phẩm không tốt cho dạ dày sau đây:

Thực phẩm gây kích ứng cho dạ dày

  • Không sử dụng các loại nước uống có gas hay là cà phê, không uống sữa trong thời gian điều trị thay vào đó nên chọn các loại trà thảo dược, nước lọc.
  • Không nên ăn các loại gia vị cay nóng.
  • Không nên uống bia rượu, hay là hút thuốc lá.
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn trong một ngày: Chúng ta không nên ăn quá no, hoặc cũng không nên để quá đói rồi mới ăn. Bởi vì khi ăn quá no sẽ làm cho dạ dày phồng căng, và sinh ra nhiều loại axit có hại, dễ gây đau.
    Không sử dụng thức ăn có tính axit.
  • Các loại trái cây có vị chua (ví dụ như: Cam, bưởi, chanh, me,…), hay cà muối, giấm, mẻ hoặc một số loại nấm, nước sốt thịt cá đậm đặc, các gia vị ớt, tỏi,… Ngoài ra, chúng ta cần tránh các loại thức ăn có chứa nguy cơ làm tổn thương tới lớp niêm mạc bảo vệ, và khiến cho dạ dày phải co bóp và nghiền nát nhiều như: Các loại thức ăn cứng, hay các loại rau chứa nhiều chất xơ, các trái cây còn xanh cứng (cóc, ổi, xoài, táo,…), hay là thịt nhiều gân sụn,… Chưa kể những thức ăn kể trên phải mất một khoảng thời gian mới đến được dạ dày, axit sẽ luôn được sản xuất trong khi dạ dày trống, vô tình sẽ làm tăng lượng axit có trong dạ dày.
  • Hạn chế ăn những loại thức ăn chế biến sẵn, khó tiêu, và có chứa nhiều muối như là: Chả lụa, hay lạp xưởng, hoặc các loại thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích,…

Sản phẩm từ sữa.

Có thể bạn sẽ rất ngạc nhiên khi được biết rằng, có ít nhất 65% số lượng dân số không dung nạp được lactose. Có nghĩa là những người đó giảm khả năng tiêu hóa lactose (là một loại đường có trong sữa). Và nếu như bạn thuộc tạng người không thể dung nạp đường lactose thì các sản phẩm từ sữa có thể sẽ là tác nhân gây ra các vấn đề lớn cho hệ tiêu hóa. Các triệu chứng sẽ kèm theo bao gồm các loại đầy hơi, khó tiêu, hay là đau bụng và tiêu chảy. Do đó, mỗi khi uống sữa hay ăn các sản phẩm từ sữa mà bạn có các triệu chứng khác thì hãy nhớ nên tránh xa các sản phẩm từ sữa. Đặc biệt, khi bạn đói thì lại càng không nên uống sữa hay ăn các sản phẩm từ sữa, bởi nó sẽ gây hại cho dạ dày nhiều hơn.

Thịt đỏ

Khi ăn thịt đỏ vào trong cơ thể sẽ làm cho cơ thể chúng ta cảm thấy khó khăn hơn trong quá trình tiêu hóa, bởi vì các protein động vật thường sẽ có hàm lượng axit cao. Vì vậy, khi chúng ta muốn tiêu hóa các loại thịt đỏ này, cơ thể chúng ta sẽ phải tăng sản xuất các loại axit trong dạ dày. Sự gia tăng axit nói trên đương nhiên sẽ là không tốt đối với những người đang có bệnh dạ dày.

Thực phẩm cay

Các loại gia vị cay sẽ làm tăng lượng axit có trong dạ dày và sẽ làm cho chứng viêm dạ dày trở nên nặng hơn. Hơn nữa, các loại thực phẩm cay sẽ còn gây ra kích ứng dạ dày, làm các vết viêm đang tồn tại trong dạ dày sẽ trở nên nghiêm trọng và gây ra các vết loét. Do đó, nếu dạ dày đã yếu sẵn thì nên tránh ăn các loại thức ăn quá cay để có thể bảo vệ sức khỏe dạ dày tốt hơn.

Mong những thông tin trên đây sẽ giúp mọi người biết thêm được đau dạ dày không nên ăn gì để có được sức khỏe tốt.

Bài viết trên đây đã chia sẻ tới các bạn đau dạ dày không nên ăn những gì để tốt cho dạ dày, tránh gia tăng cơn đau và giúp chữa bệnh hiệu quả hơn. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn về sức khỏe dạ dày, bạn có thể liên hệ trực tiếp với dược sĩ bằng cách gọi hotline 1800.1190 (miễn phí cước) hoặc để lại bình luận bên dưới nhé.

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận mặc định

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn