Tổng hợp các nghiên cứu khoa học cây Dạ cẩm

398 views

Dạ cẩm (Hedyotis capitellata) được biết đến với nhiều công dụng như giảm đau, chống viêm cấp và mãn tính, giảm acid và chống loét, khả năng kháng khuẩn và kháng nấm cao và khả năng ức chế và diệt vi khuẩn HP của nước sắc rễ, thân và lá. Tất cả đều đã được khoa học chứng minh.

 

  1. Sử dụng trong dân gian

  • Có lịch sử điều trị viêm lưỡi, loét lưỡi và họng trong Y học cổ truyền hàng trăm năm
  • Dạ cẩm cũng được ghi trong Danh lục cây thuốc thiết yếu năm 1986 và những sách hướng dẫn về sử dụng cây thuốc, Dược điển Việt Nam I (1983)
  1. Năm 2001, luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu về thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây Dạ cẩm” – Lại Quang Long

  • Nghiên cứu tại bệnh viện trung ương quân đội 108, Tiến sĩ Lại Quang Long cho thấy Dạ cẩm có tác dụng chống viêm tốt. Dạ cẩm làm giảm 32% tình trạng viêm cấp tính và giảm 27% tình trạng viêm mãn tính. Quá trình viêm được khống chế, người bệnh không còn cảm thấy đau âm ỉ, bứt rứt dạ dày cho bệnh viêm loét gây nên.
  1. Năm 1962, Dạ cẩm được ứng vào điều trị bệnh đau dạ dày tại Bệnh viện Lạng Sơn

  • Lần đầu tiên bệnh viện Lạng Sơn đưa cây Dạ cẩm vào điều trị bệnh đau dạ dày, xuất phát từ kinh nghiệm nhân dân dùng cây này chống loét rất tốt. Qua nghiên cứu lâm sàng cho thấy, cây Dạ cẩm có tác dụng giảm đau, trung hòa axit trong dạ dày, bớt ợ chua, vết loét se lại. Từ đó, những bài thuốc này đã vượt khỏi phạm vi tỉnh Lạng Sơn và lan ra nhiều địa phương trong toàn quốc.
  1. Năm 1967 Khoa dược liệu Trường đại học dược khoa đã chế tạo thành công cao mềm cho hiệu quả chữa bệnh cao

  • Nghiên cứu về tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do, chống viêm, kháng khuẩn của các chiết xuất methanolic các loài Hedyotis. Hedyotis capitellata thử nghiệm thể hiện đặc tính chống oxy hóa rất mạnh khi so sánh với Vitamin E (alpha-tocopherol) với phần trăm ức chế 89-98% trong thử nghiệm FTC và 60-95% trong thử nghiệm TBA.Thêm nữa Hedyotis capitellata thể hiện tác dụng kháng khuẩn, kháng lại các vi khuẩn B. subtilis B28, MRSA and P. aeruginosa.
  1. Nghiên cứu của viện Hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

  • Năm 2011, các nhà khoa học viện Hóa học đã phân lập và tìm ra các hoạt chất hedypcatelline và hedyocapitine. Các alcaloid này không chỉ giảm đau chống viêm, mà còn có tác dụng ức chế hoạt động vi khuẩn viêm loét dạ dày HP.
  • Bình luận Facebook
  • Bình luận mặc định

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn