Tổng hợp các nghiên cứu về cây Khôi nhung

689 views

Tên tiếng Việt: Khôi, Lá khôi, Khôi tía, Chẩu mã thái (Tày)

Tên khoa học: Ardisia sylvestris Pitard

Họ: Myrsinaceae (Đơn nem)

Công dụng: Chữa đau dạ dày (Lá tán bột hoặc sắc uống). Rễ khô sắc uống bổ huyết, chữa lỵ ra máu, đau yết hầu

  1. Thành phần hóa học:

Ngoài ra Viện đông y và Bộ môn dược lý Trường đại học y dược có thí nghiệm sơ bộ trên loài Khôi Nhung (Ardisia sylvestris Pitard) nhưng mới thấy có ít tanin và glucozit. Đây là 2 chất chủ yếu có tác dụng tốt trong việc phòng, ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày.

Nghiên cứu về thành phần hóa học của hai loài thuộc chi Ardisia của Nguyen Ha, Ripperger H, Schmidt J (2007) đã phát hiện được trong lá của Ardisia sylvestris có các hợp chất 2-methyl-5-(Z-nonadec-14-enyl) và 5-(Z-nonadec-14-enyl).

  1. Tác dụng dược lý:

+ Trên cơ sở nghiên cứu của Phạm Bá Tuyến cho thấy Lá Khôi có tác dụng chống viêm, giảm đau, trung hòa acid, chống loét dạ dày, làm lành vết loét dạ dày tá tràng trên thực nghiệm cũng như trên lâm sàng (Phạm Bá Tuyến (2014), “Nghiên cứu tác dụng của chế phẩm Hpmax trong điều trị loét hành tá tràng có Helicobacter pylori”, Đại học Y Hà Nội).

+ Sơ bộ nghiên cứu trên thỏ, chuột bạch và khỉ cũng thấy có một số kết quả sau đây: Làm giảm độ axit của dạ dày khỉ, làm giảm nhu động ruột cô lập của thỏ, làm yếu sự co bóp của tim, làm giảm sự hoạt động bình thường trên chuột bạch.

+ Bệnh viện 108 thử nghiệm dùng trên lâm sàng (mới trên 5 bệnh nhân) thì 4 người giảm đau 80-100%, dịch vị giảm xuống bình thường.

+ Ngoài ra Viện đông y áp dụng lá khôi chữa một số trường hợp đau dạ dày (dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác) giúp giảm đau, bệnh nhân ăn được ngủ được.

Những bài nghiên cứu loài Khôi Nhung

Phạm Bá Tuyến (2014), “Nghiên cứu tác dụng của chế phẩm Hpmax trong điều trị loét hành tá tràng có Helicobacter pylori”, Đại học Y Hà Nội

Các nghiên cứu cây Lá Khôi ở Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều bước phát triển. Đặc biệt các nghiên cứu cơ bản về phân bố và tri thức sử dụng loài Lá Khôi trong chăm sóc chữa bệnh. Trong đó phải kể đến Nghiên cứu tác dụng của chế phẩm HPmax trong điều trị loét hành tá tràng có Helicobacter pylori của Phạm Bá Tuyến (2014) với việc kết hợp cây Cao khô Chè dây, Dạ cẩm và Lá Khôi; kết quả Hpmax có tác dụng chống loét dạ dày tá tràng, giảm đau, liền sẹo, giảm thể tích dịch rỉ viêm, chống viêm mạn tính.

Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu tính đa dạng nguồn cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên nhằm bảo tồn và phát triển bền vững – Lê Thị Thanh Hương (2015)

+ Kết quả dịch chiết Lá khôi (Ardisia gigantifolia) có khả năng ức chế mạnh hơn so với một số loại dịch chiết bằng ethanol từ các thực vật khác lên sự sinh trưởng của các dòng tế bào ung thư dạ dày đã được báo cáo. Đồng thời, kết quả phân tích hình ảnh trên kính hiển vi soi ngược chỉ ra sự thay đổi kiểu hình của tế bào khi được xử lý ở nồng độ 100 µg/ml. Cụ thể là hầu hết các tế bào AGS và MKN45 đã thấy rõ sự tăng kích thước đáng kể so với các tế bào không được xử lý (đối chứng). Sự tăng kích thước tế bào được cho là một trong những đặc điểm của tế bào biệt hóa (differentiation) [Zouboulis et al., 1994], [Sankaran et al., 2012] hoặc tế bào bị già hóa (senescence) [Sherwood et al., 1988], [Pospelova et al., 2013].

+ Kết quả đánh giá tác động của dịch chiết Lá khôi lên quá trình apoptosis của tế bào ung thư dạ dày:

Kết quả này chỉ ra rằng dịch chiết Lá khôi là ít độc cho các tế bào và khả năng ức chế cao sự phân nhưng ít gây ra apoptosis, đó có thể là do một cơ chế sinh học khác như sự biệt hóa tế bào gốc (stem cell differentiation), sự già hóa (cell senesence).

+ Ảnh hưởng của dịch chiết Lá khôi (Ardisia gigantifolia) đến sự điều hòa chu kỳ của tế bào ung thư dạ dày: Kết quả chỉ ra rằng 2 dòng tế bào KMN45 và MKN74 đều được quan sát thấy có sự tích lũy cao các tế bào tại phase G0/G1. Như vậy, sự ức chế phân chia tế bào của hai dòng tế bào này có thể được giải thích bởi sự dừng chu kỳ tế bào ở pha G0/G1 – pha nghỉ giữa hai lần phân chia tế bào. Do đó có thể giả thuyết DCLK đã làm giảm khả năng phân.

 

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận mặc định

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn